Những quan tâm về khớp cắn ( Phần 2: Các nguyên tắc sửa soạn cùi răng)

Khớp cắn phục hình sứ thẫm mỹTài liệu được biên soạn của BS. Nguyễn Văn Tý.  Bản  gốc dựa  trên quyển “Contemporary Fixed  Prosthodontics“  của  Rosenstiel-Land- Fujimoto  viết, do  nhà  xuất  bản  Mosby ấn hành năm 2006.

5. Những quan tâm về khớp cắn ( KC).

  Cùi răng nếu được mài đủ phần mặt nhai sẽ tạo một khoảng cách đầy đủ để thực hiện một phục hình (PH) với một KC chức năng tốt. Đôi khi có những bệnh nhân có một Khớp Cắn bị cản trở do răng trồi, nghiêng.
  
   Khi những răng này được mài để làm PH, mặt phẳng khớp cắn sau khi mài xong phải được phân  ích một cách cẩn thận và răng cần được mài bớt một cách phù hợp. Sự mài bớt  đáng  kể phần  thân  răng  là  một  việc  cần  thiết  để tạo  bù  trừ cho  phần  răng bị trồi. Nhưng sự mài bớt chiều cao thân răng có thể gây những hậu quả như làm giảm sự lưu giữ và sự kháng sút. Cũng thường khi phải điều trị nội nha các răng này mới có thể mài đủ chỗ cho việc thực hiện PH thích hợp, tuy việc làm này có thể vi phạm nguyên tắc bảo tồn cấu trúc răng nhưng vẫn phải chấp nhận còn hơn là để tồn tại một nguy cơ tiềm ẩn là chấn thương khớp cắn. Cần phải có một sự phân tích cẩn thận. Một sự mài thử trước trên mẫu hàm và làm sáp chẩn đoán là một việc cần thiết giúp đánh giá chính xác khối lượng răng cần mài để có thể tái tạo một KC tối ưu.


6.Ngăn ngừa sự nứt tét răng.
    Không có răng nào là không thể  bị vỡ! Nếu răng bị va đập (như TNGT, chấn thương khi chơi thể thao, cắn phải vật cứng…) thì múi răng có thể bị gãy.Múi răng còn có thể bị gãy do các thói quen cận chức năng như nghiến răng. Khả năng nứt tét xảy ra trên một răng đã được làm PH có thể được hạ tới mức tối thiểu nếu nó được sửa soạn với một thiết kế giảm những lực căng (stress) tiềm tàng có thể phá hủy cấu trúc răng.


inlay onlay trong phục hình sứ


   Ví dụ như một Inlay có sự  tiềm tàng nguy cơ gây nứt tét múi răng rất lớn bởi vì khi lực nhai tác động trên nó sẽ có khuynh hướng tách vách răng mang Inlay ra. Lực làm tét này phải được chống lại bằng các cấu trúc răng còn lại, nếu phần mô răng còn lại quá mỏng (khi đó phần răng được sửa soạn để chứa PH trong tương lai lại quá rộng, tạo nên “eo” trên phần mô răng còn lại), hậu quả là răng có thể gãy vỡ trong quá trình ăn nhai. Một Onlay thì có khả năng chống lại lực làm tét tốt hơn Inlay. Tuy nhiên, mặc dù không bảo tồn nhiều cấu trúc của mô răng như 2 loại PH bán phần trên, mão toàn diện lại có khả năng tốt nhất để chống lại lực làm nứt tét răng.


II.CÂN NHẮC VỀ MẶT CƠ HỌC.
Khi thực hiện mài cùi răng cho một PHCĐ, phải tuân thủ những nguyên tắc cơ học một  cách  chính  xác, mặt  khác  một  PH  có  thể bị sút, biến  dạng  hoặc  vỡ trong  khi  đang  sử dụng. Những nguyên tắc này có từlý thuyết lẫn những sự quan sát trên lâm sàng và đã  được chứng minh bởi nhiều công trình nghiên cứu.

Những sự cân nhắc về phương diện cơ học có thể được chia thành 3 phạm trù:
1. Hình thái lưu (retention form).
2. Hình thái kháng lực sút (resistance form).
3.Ngăn ngừa sự biến dạng của phục hình (preventing deformation of the restoration).

A.Hình thái lưu.
   Khi có một lực tác động trên PH dán (ví dụ như há miệng sau khi cắn lại để nhai một loại  thức ăn có  độ dính  cao) có  một  hướng  tương  tự như  hướng  lắp  PH  nhưng ngược chiều. Khả năng của cùi răng sau khi được mài ngăn ngừa được sự sút của PH khi phải chịu một lực song song với hướng lắp của PH gọi là sự lưu (RETENTION). Thường thì sâu răng hoặc cùi răng không đủ chiều cao hay gây nên những thất bại về sự lưu của mão và những PHCĐ.

Một số yếu tố sau ảnh hưởng đến sự lưu của PH:
1.Độ lớn của lực làm sút PH.
2. Hình dạng của cùi răng.
3. Độ nhám ở bề mặt dán vào răng của PH ( mặt trong mão).
4. Vật liệu dán.
5. Bề dầy (film thickness) của vật liệu dán.




1. Độ lớn của lực làm sút PH.

  Lực có có khuynh hướng làm sút PH dán dọc theo hướng lắp thì nhỏ hơn nếu so với lực ấn PH xuống hoặc làm nghiêng nó. Một PHCĐ hoặc nẹp có thể phải chịu một lực kéo tương tự như khi bn dùng chỉ nha khoa làm sạch dưới những phần nối của cầu răng.Tuy nhiên ,lực làm sút lớn nhất là khi bn ăn những thức ăn có độ dính cao (ví dụ như kẹo caramel). Độ lớn của lực làm sút PH do sự sử dụng các cơ nâng hàm (elevator muscles) phụ thuộc  vào  độ dính  của  thức  ăn, độ lớn  của  mặt  nhai  và  kết  cấu  bề mặt  của PH. 

2. Hình dạng của cùi răng.
   Phần lớn sự dính của các PHCĐ tùy thuộc vào hình dạng của cùi răng nhiều hơn là do các tác nhân gắn vì hầu hết các loại cement truyền thống (vd như cement phosphate kẽm) thì không bám dính vào răng (chúng hoạt động theo cơ chế làm tăng ma sát giữa răng và PH). Những hạt trong cement ngăn ngừa sự trượt giữa hai bể mặt mà không ngăn được sự tách rời giữa chúng với nhau.Việc này tương tự như khi ta cho cát vào giữa các bộ phận chuyển động (ví dụ giữa hai bánh răng,hoặc giữa piston và xy lanh..), cát không có một sự dính đặc biệt nào vào kim loại, nhưng chúng làm tăng sự ma sát giữa các bề mặt kim loại trượt lên nhau, kết quả là các bộ phận này bị ép chặt lại với nhau, không thể chuyển động được.

    Cement dán chỉ có thểcó tác dụng khi PH chỉ có một hướng lắp (vd khi răng được mài sao cho cản trở được những sựdi chuyển tựdo của PH). Một ví dụ về việc cản trở sự di chuyển là sự liên hệ giữa đai ốc và bu long. Bu long không thể lắp một cách trực tiếp vào đai ốc mà chỉ có thể di chuyển một cách chính xác theo các ren của đai ốc.


bu long và ốc ren


    Sự liên hệ giữa 2 phần: một (trong trường hợp này là cùi răng) cản trở sự chuyển động của phần kia (PH dán), hai (PH) là một phần động có hướng di động trượt trên phần một, nếu chúng được tạo dạng như hai hình trụ thì sẽ bị bắt buộc trượt dọc lên nhau theo một hướng dọc theo trục của hình trụ.

  
mài cùi răng phục hình sứ thẩm mỹ bsnhakhoa.info



     Cùi răng sẽ có hình trụ nếu các thành trục của nó được mài với một mũi khoan trụ với một hướng không đổi. Bờ nướu của cùi răng sẽ được hình thành như một cung cố định với một dạng hình học xác định và góc hình thành giữa thành trục-mặt nhai sẽ như một bản sao của hình dạng bờ nướu. Đường cong bao quanh một cùi răng mão toàn diện được khép  kín, ngược  lại, những  rãnh trên  cùi răng  của  những  PHCĐ  bán  phần  nhằm  ngăn ngừa những chuyển động vuông góc so với trục của cùi răng. Tuy nhiên nếu răng được mài quá hội tụ, không còn là hình trụ nữa và sự di động cưỡng bức của PH trên cùi răng sẽ không còn vì lúc này  PH sẽcó nhiều hướng  để sút ra. Trong tình huống này, phần cement dán của PH có khuynh hướng bị nhấc lên hơn là trượt dọc theo trục của PH, và sự lưu của PH lúc này chỉ còn dựa vào khả năng dính của cement mà thôi.

bsnhakhoa.info mài cùi răng thẩm mỹ




Độ thuôn ( Taper).
   Độ thuôn được định nghĩa như là sự hội tụ của hai thành ngoài đối diện với nhau của cùi răng trên một mặt phẳng xác định. Nếu kéo dài hai mặt phẳng của hai vách răng đối diện hội tụ với nhau, chúng sẽ cắt nhau và tạo thành một góc gọi là độ hội tụ. Theo lý thuyết, sự lưu giữ sẽ đạt đến mức tối đa nếu các thành răng song song với nhau. Điều không mong muốn là có những vùng lẹm trên cùi răng,vùng lẹm nếu được tạo ra dù ở một độ nhỏ cũng ngăn cản sự lắp và khít sát của PH.
  Độ lẹm trên một cùi răng cho mão toàn phần được định nghĩa như bất kỳ một sự bất thường nào trên những vách của cùi răng ngăn trở sự tháo hoặc lắp của mẫu sáp hoặc PH  đúc.Ví dụ như vô ý tạo nên một sự phân kỳ giữa hai vách song song của cùi răng, hoặc một phần của vách hướng từ cổ đến mặt nhai.

     
nguyên tắc mài cùi răng nha khoa




   Nói cách khác, nếu đường kính cùi răng ởvùng cổnhỏ hơn vùng mặt nhai (hình thuôn ngược) thì không thể lắp PH vào cùi răng được. Sựlẹm có thểxảy ra bất kỳ nơi nào trên hai vách răng đối diện nhau. Vì vậy, vách gần của mão có thể bị lẹm so với vách xa, mặt ngoài có thểlẹm so với mặt trong, vách gần ngoài có thể lẹm so với xa trong. Trong việc mài cùi cho mão bán phần cũng phù hợp với nguyên tắc này,vách phía lưỡi của rãnh phía gần có thểlẹm so với vách mặt lưỡi của cùi răng, nhưng vách phía má của các rãnh thì không được lẹm so với vách phía lưỡi của cùi răng.Nói một cách ngắn gọn, thì mỗi vách phải được mài sao cho không được lẹm so với vách đối diện, sao cho PH có thể được lắp một cách thuận lợi và khít khao vào cùi răng.

    Một sự  hội tụ hoặc thuôn nhẹ của cùi răng là một việc được mong muốn về phương diện lâm sàng. Khi cùi răng có một độ hội tụ nhỏ, khi lắp PH sẽ có một sự cản trở nhỏ gọi là sự hạn chế khi lắp (limited path of placement), nhưng nếu độ hội tụ lớn hơn, PH sẽ chuyển động một cách tự do hơn và do đó sự lưu giữ cũng bị kém đi.
   Sự  liên  hệ  giữa  độ  hội  tụ  của  các  thành  trụcvới  khả  năng  lưu  giữ  của  PH  đã được Jorgensen nêu ra lần đầu tiên vào năm 1955. Bằng thực nghiệm, ông đã gắn những cái nắp đồng trên những trụ với nhiều độ thuôn khác nhau và dùng một máy đo lực cần thiết để tách chúng ra.Kết quả là có được một hình hyperbol, độ lưu giảm rất nhanh khi độ thuôn tăng lên.

       
khả năng lưu giữ và hội tụ phục hình sứ


  Kết quả này không thay đổi nếu mặt trong các nắp đồng được làm nhám. Độ lưu giữ của nắp có độ hội tụ10 độ chỉ bằng một nửa so với nắp 5 độ. Kết quảnghiên cứu của các tác giả khác cũng cho kết quả tương tự.
  Chọn lựa độ thuôn thích hợp khi mài cùi cần cân nhắc với các  yếu tố liên quan. Độ thuôn quá nhỏ có thể dẫn đến sự lẹm,quá hội tụ thì làm giảm sự lưu giữ. Độ hội tụ lý tưởng giữa hai vách răng đối diện là 6 độ.
.
                  
độ hội tụ nha khoa


   Sự công nhận góc hội tụ này rất quan trọng,nó giúp xác định nhanh độ hội tụ giữa các thành răng. Không cần thiết phải nghiêng mũi khoan vì nó chắc chắn sẽ dẫn đến việc mài quá mức, nó là một góc độbất biến. Mũi khoan sẽ quay theo một quỹ đạo hình trụ xung quanh răng cho mão toàn phần. Trong thực tế, rất nhiều Nha sĩ đã phải trải qua những khó  khăn  trong  việc  tránh  mài  cùi  răng  hội  tụquá  mức, nhất  là  khi  mài  răng  sau  với đường vào bị hạn chế.

   Trên  lâm  sàng,thường  Nha  sĩ  có  khuynh  hướng  mài  độ thuôn  bị lố ở mặt  má–lưỡi nhiều hơn là mặt gần-xa, và cùi răng của cầu răng thì dễ bị mài lố hơn là mão đơn.
  Một vài tác giả khuyên nên tạo những rãnh hướng dẫn trên răng để làm giảm khả năng mài sai. Vấn đề này chưa được chứng minh rõ ràng, tuy nhiên nó cũng giúp việc xác định độ hội tụ trở nên dễ dàng hơn.Kỹ năng khéo léo của Nha sĩ khi mài các thành trục cũng sẽ góp phần giảm thiểu độ hội tụ và sẽ bảo tồn được cấu trúc mô răng.

Diện tích tiếp xúc (Surface area).
   Nếu một PH có một hướng lắp bị giới hạn thì sự lưu giữ của nó phụ thuộc vào chiều dài của hướng lắp đó,hay nói chính xác hơn,trên bề mặt mà mô răng và PH trượt lên nhau. Vì vậy, một thân răng có những thành trục cao thì có tính lưu giữPH tốt hơn là có thành trục ngắn,và răng cối có tính lưu giữ tốt hơn răng cối nhỏvới cùng một độ thuôn bởi vì nó có đường kính lớn hơn. Phần diện tích nằm ở mặt trên của cùi răng (vd như mặt nhai) có khuynh hướng chủyếu là bị kéo lên hơn là trượt dọc theo chiều dài của cùi răng, nên cũng không góp thêm một cách đáng kể nào vào sự lưu giữ (chủyếu là do các thành bên đảm trách).
Sự tập trung lực.
  Khi một PH bị sút do lưu giữ kém, quan sát thấy cement còn dính trên cả cùi răng lẫn các bềmặt dán của PH. Trong những trường hợp này, sựdán bị thất bại do lực dán thấp hơn lực căng (stress).Những sự phân tích trên computer cho thấy stress không hiện diện đều khắp các diện dán mà thường tập trung xung quanh vùng nối giữa các thành bên và mặt nhai. Các góc tạo nên giữa thành bên và mặt nhai không nên để sắc bén mà nên làm tròn để giảm thiểu các stress này vì chúng có thể thúc đẩy sự sút PH do kém lưu giữ. Sự thay đổi dạng hình học của cùi răng vì vậy có tác dụng trực tiếp làm tăng sự lưu giữ của PH.
Các dạng cùi răng.
  Các dạng cùi răng (vd cùi cho mão toàn phần, bán phần, có hoặc không có rãnh…) có độ lưu khác nhau và kết hợp một cách chặt chẽvới tổng diện tích của các thành bên, độ thuôn, các yếu tố khác (vd như chiều cao cùi răng) …tạo thành các yếu tố bất biến trong việc tạo lưu.Vì vậy, độ lưu của mão toàn diện lớn gấp đôi so với mão bán phần.

độ lưu của các dạng phục hình





  Việc  tạo  thêm  những  rãnh, hố...trên  cùi  răng  với  sự hạn  chế hướng  lắp không ảnh hưởng rõ ràng trên sự lưu vì diện tích tiếp xúc không tăng bao nhiêu. Tuy nhiên, tại các vị trí của rãnh, sự lưu giữ được tăng lên.

răng hội tụ mài cùi răng bsnhakhoa

   

3. Độ nhám của các bề mặt dán.
  Khi mặt trong của PH thật trơn láng,nó sẽ bị sút tại bề mặt giữa cement và mặt trong PH, và sự lưu sẽ tăng lên nếu mặt trong của PH được làm nhám hoặc tạo rãnh. Mặt trong của PH đúc thường được tạo nhám bằng cách phun những hạt nhôm có kích thước 50μm và nên làm nhám mặt trong lẫn bờ PH. In vitro, những phần được thổi nhám sẽ tăng độ lưu thêm 64%. Tương tự, nếu cùi răng được etching cũng sẽcải thiện độ lưu của các tác nhân dán.

   Sự sút ít khi xảy ra tại bề mặt tiếp xúc giữa răng và cement (thường sút giữa bề mặt  cement-PH). Vì vậy, việc làm nhám cùi răng hầu như không có tác dụng làm tăng sự lưu và không được đềnghị thực hiện vì việc làm nhám cùi răng sẽ gây thêm khó khăn cho những bước tiếp theo như lấy dấu, làm sáp…
4. Vật liệu được dán.
   Sự lưu bị ảnh hưởng bởi cả hai loại vật liệu (hợp kim đúc sườn và vật liệu đúc cùi hoặc vật liệu đã dùng để tái tạo cùi) chủ yếu hiện diện ở các thành bên. Những theo dõi trên lâm sàng, những test trong labo...trong một thời gian dài đã xác nhận có sự phản ứng giữa các thành phần trong hợp kim, và sự dán tăng với các chất dán được chọn lựa. Bởi vậy, sườn kim loại bằng hợp kim có tính dính tốt hơn là những kim loại quý (có hàm lượng vàng cao, do vậy ít có những phản ứng hóa học). Ảnh hưởng của sự dán trên những chất liệu khác nhau dùng tái tạo cùi cũng được thử nghiệm nhưng lại có nhiều kết quả khác biệt. Trong những nghiên cứu trong Labo, những nghiên cứu về sự dán cho thấy lực dán giữa cement và cùi răng  được tái tạo bằng amalgam tốt hơn so với composite hay cùi bằng vàng. Tuy nhiên, khi test sự lưu giữa mão răng và cùi, thì cùi răng được tái tạo bằng composite lại có độ lưu cao hơn so với cùi amalgam. Kết quả cũng có sự khác biệt khi thay đổi kích cỡ của cùi, và việc này cũng chưa thể kết luận một cách rõ ràng.

5. Loại vật liệu dán.
    Chọn loại cement dán nào sẽcó ảnh hưởng đến sự lưu của PH. Tuy nhiên, chọn loại nào thích hợp nhất cũng còn dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Một cách tổng quát, nhiều tài liệu cho  rằng  resin cement có  tác dụng dán  cao nhất, mặc  dù những  chứng  cứ lâm sàng về tuổi thọ của nó cũng chưa có giá trị lắm. Những nghiên cứu invitro về tuổi thọ của resin cement cho thấy có mối quan hệ về sự dán giữa resin–ngà răng với khả năng thâm  nhập  của  lớp  lai ở mức  độ ion  và  phân  tử, cũng  còn được gọi  là  siêu  vi kẽ (nanoleakage).

nghiên cứu độ lưu của mão răng



6. Độ dày của lớp cement dán và sự lưu.
 Có chứng cớ về sự mâu thuẫn giữa sự tăng độ dày của lớp cement dán (film thickness) trên sự lưu của PH. Điều này quan trọng nếu một PH đúc có thành mỏng nhưng lại có kích thước lớn (như khi sử dụng die-spacer technique,chương 18).
các yếu tố ảnh hượng đọ lưu phục hình sứ
Những yếu tố có ảnh hưởng trên sự lưu của PH được tóm tắt trên bảng 7-4.

B. Hình thái kháng sút.( Resistance Form RF)

   Một điều cần đặc biệt quan tâm khi mài cùi là ngăn ngừa những  lực  làm sút  PH. Lực nhai và những hoạt động cận chức nănglàm PH thực sự phải chịu những lực lớn theo chiều ngang và chéo. Những lực này càng lớn hơn khi PH phải chịu những lực lệch tâm ở răng sau.Những lực bên có khuynh hướng làm PH di chuyển theo một quỹ đạo tròn có tâm nằm ở bờ nướu. Sự xoay tròn này có thểbị ngăn chận bởi những vùng chịu lực trên cùi răng được  gọi là vùng  kháng sút (resistance areas RA). Nhiều vùng kháng sút tập họp lại tạo nên hình thái kháng sút RF của cùi răng. RF được định nghĩa như một hình thái đặc biệt của cùi răng nhằm làm tăng sự ổn định của PH, đề kháng những lực làm sút dọc theo hướng trục và khác với hướng lắp .


mão răng toàn diện lực nhai lực kháng sút

RF tùy thuộc vào :
1. Độ lớn và hướng của lực làm sút PH.
2. Dạng hình học của cùi răng.
3. Tính chất vật lý của cement dán.
Độ lớn và hướng của lực làm sút PH.
 
  Một vài bệnh nhân có một lực nhai cực lớn. Gibbs và cộng sự phát hiện một người có lực nhai đạt tới 4340N (443kg) 

 độ lớn lực nhai bsnhakhoa.info

Hình 7-38.Mr.H bên cạnh khối tạ nặng 443 kg, minh họa cho độlớn lực nhai của anh ta.

   Tuy có những trường hợp phi thường như thế, nhưng khả năng chịu lực của PH cũng rất lớn. Những thử nghiệm trong labo cho thấy, một mão toàn diện bằng Ni-Cr có khả năng chịu một lực lớn hơn 13.500 N (1400Kg), PH khi được gắn trên răng thật còn có khả năng chịu lực lớn hơn nhiều so với trong lab (mão gắn trên die thạch cao).

  
khả năng kháng sút phục hình sứ


   Trong một khớp cắn bình thường, lực cắn được phân bốmột cách đều đặn trên tất cả các răng,phần lớn là theo hướng trục. Nếu một PH CĐ được thực hiện một cách đúng  đắn, KC được thiết kếtốt thì sẽ chịu những lực trực tiếp rất tốt. Tuy nhiên, nếu bn có những thói quen bất thường như cắn ống pipe, nghiến răng...thì sẽ rất khó khăn khi ngăn ngừa những lực chéo trên PH. Do đó, khi thực hiện mão toàn phần,cùi răng và PH phải được tính toán sao cho nó phải chống được những lực chéo cũng tốt như sự chịu lực theo hướng trục,và đã có sự tranh luận, từ những kinh nghiệm lâu dài trên lâm sàng, những hình thái kháng sút nếu được thực hiện đầy đủ có thể còn quan trọng hơn tất cả các biện pháp lưu giữ khác.

Dạng hình học của cùi răng (Geometry of the tooth preparation).
  Cùng với sự lưu giữ, dạng hình học của cùi răng cũng giữ vai trò quan trọng trong việc đạt được một sự lưu giữ như mong muốn. Răng phải được mài tạo nên một hình dạng sao cho các thành phần các vách của thành trục chống lại được sự xoay của mão. Một cách làm tốt là tạo được một cùi răng có hình dạng sao cho nó cung cấp đủ hình thái kháng sút là  trảlời  câu hỏi  “cần  mài  bỏ bao  nhiêu  mô răng để cái mão  này  bị bật  nghiêng khỏi răng?’’.

   Sự kháng lực bật sút là một chức năng liên quan đến nhiều yếu tố: độ thuôn của các thành trục, đường kính và chiều cao cùi răng.Nó giảm khi độ thuôn và đường kính cùi răng tăng hay khi chiều cao cùi răng bị giảm. Mối quan hệ giữa các yếu tố trên là gần như trực tiếp và rõ ràng.
   Ở các cùi răng thấp và có đường kính lớn thì có RF rất nhỏ. (Chú ý: Trong hình thái lưu, nếu cùng một độ thuôn nhưng cùi răng nào có đường kính lớn hơn thì lưu tốt hơn, nhưng ởhình thái chống lực bật sút thì khi các cùi răng có cùng một độ cao, thì cùi răng nào có đường kính lớn hơn lại dễbị bật sút hơn). Một cách tổng quát thì ở các răng cối phải mài các vách song song hơn so với các răng cối nhỏ và các răng trước mới đạt đủ RF. Một cùi răng có chiều cao 3mm chỉ có khả năng kháng bật đầy đủ nếu độ thuôn bằng hay dưới 10° (ở đây đang nói về độ thuôn theo hướng má-lưỡi ), nhưng sự tăng chiều cao cùi răng cũng cần thiết như sự tăng đường kính của nó,chiều cao tối thiểu của cùi răng cối từ3,5 đến 4mmmới đủsức đềkháng lại các lực gây sút bật PH.
   Hegdahl và Silness phân tích những sự thay đổi của các vùng tạo nên RF trên cùi răng và các dạng hình học của cùi răng ảnh hưởng thế nào đến sự lưu giữ. Họ chứng minh rằng sự tăng độ thuôn và làm tròn các  góc của thành trục thì làm giảm lực kháng bật,dạng cùi răng hình kim tự tháp có độ kháng bật lớn hơn cùi răng hình nón. Các rãnh ở mặt bên và các dạng lưu hình hộp đặt trên mô răng khỏe mạnh có tác dụng rất lớn trong việc làm tăng RF bởi vì chúng cản trở sự xoay (nghiêng) của mão và cũng làm tăng diện dán. Vì vậy, nên những cùi răng có độ hội tụ lớn nên mài thêm những rãnh hoặc những phần lưu dạng hộp. Những hố pin (pinholes) cũng có tác dụng tương tự.

lực kháng sút phục hình sứ thẩm mỹ


   Mão bán phần (MBP) có thể kém về mặt kháng lực sút so với mão toàn diện vì nó không có vùng kháng  lực ở phía  má, MBP được lưu  giữ bởi những rãnh (grooves) hoặc hộp (boxes) và chúng có tác dụng cao nhất khi được đặt thẳng góc với hướng của lực gây sút (theo hướng chéo hoặc ngang).

mão bán phần răng sứ




Tính chất vật lý của cement dán.
Khả năng chống lại sự biến dạng của các loại cement dán phụthuộc vào các tính chất vật lý của chúng như lực nén (compressive strength CS) và moduleđàn hồi (modulus of  elasticity MOE). Theo  tiêu  chuẩn  của  American  Dental  Association/American National Standard Institudte specification no.96/no.9917, CScủa cement phosphate kẽm phải vượt 70 MPa trong 24 giờ.

lực nén của phục hình



    Glass ionomere và phần lớn cement resin có CScao hơn, ngược lại polycarboxylates có CS tương đương với cement phosphate kẽm. Sự gia tăng nhiệt độcó ảnh hưởng một cách ấn tượng trên CScủa nhiều loại cement dán, đặc biệt  là làm suy yếu  loại zinc oxide–eugenol cement được gia cố (reinforced zinc –cement).

lực nén của cement nha khoa



   Một sự tăng từ nhiệt độ phòng (23 độ) lên nhiệt độ cơ thể (37 độ) sẽ làm giảm ½ lực nén của loại cement này và khi nhiệt độ tăng đến 50 độ (tương đương với thức ăn nóng) thì CS của loại cement này bị giảm tới hơn 80%. Cement phosphate kẽm ZPC có MOE cao hơn so với polycarboxylate cements, nó có một khả năng chịu sự biến dạng uốn tương đối lớn. Những  miêu  tả dựa  trên  sự quan  sát  lâm  sàng  cho  rằng  khả năng  lưu  giữ của polycarboxylate  cement phụ thuộc  vào  độ thuôn  của  cùi  răng  nhiều  hơn  là  cement phosphate kẽm.
Những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng kháng bật sút của PH dán được tóm tắt trong bảng 7-5.
khả năng kháng lực bật sút phục hình nha khoa




Phần 3: C.NGĂN CHẬN SỰ BIẾN DẠNG.

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.