PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH VÀ NHA CHU (Phần 2)
PHỤC HÌNH CỐ ĐỊNH VÀ NHA CHU (Phần 2)
3. Điều trị R lung lay
Trường hợp 1: R lung lay có dây chằng nha chu giãn rộng, chiều cao xương ổ bình thường
Nếu một răng (chẳng hạn như răng cối nhỏ hàm trên) được điều trị phục hồi bởi miếng trám hay bọc mão sai, cản trở cắn khớp sẽ hình thành và gây phản ứng viêm ở dây chằng nha chu, tức là chấn thương khớp cắn. Nếu phục hồi được thiết kế dẫn đến chịu lực quá tải theo hướng ra mặt ngoài, hiện tượng tiêu xương sẽ xảy ra ở mào xương ổ mặt ngoài và vùng chịu lực ép phía chóp mặt trong, hậu quả làm giãn dây chằng nha chu những vùng này. Răng trở nên lung lay hơn hoặc có thể dịch chuyển ra khỏi vị trí chấn thương. Do lực chấn thương ở răng có mô nha chu bình thường hoặc viêm nướu không thể tạo thành túi hoặc mất mô liên kết bám dính, lung lay răng nên được xem là sự thích nghi sinh lí của mô nha chu với yêu cầu thay đổi chức năng.
Việc điều chỉnh khớp cắn sẽ bình thường hóa tương quan cắn khớp với răng đối diện và vì vậy, loại bỏ lực quá tải. Kết quả là sự tạo xương xảy ra ở vùng tiêu xương trước đó, dây chằng nha chu trở lại bình thường và răng sẽ trở lại vững chắc. Nói cách khác, tiêu xương ổ do chấn thương là quá trình hoàn nguyên và có thể điều trị bằng cách loại bỏ cản trở cắn khớp.
Khả năng tái sinh xương sau tiêu xương do chấn thương khớp cắn đã được ghi nhận trong y văn trên thực nghiệm (Waerhaug & Randers-Hansen 1966; Polson et al. 1976a; Karring et al. 1982; Nyman et al. 1982). Trên những nghiên cứu thực nghiệm này, tiêu xương không chỉ xảy ra trong xương ổ mà còn cả ở mào xương. Khi loại bỏ chấn thương, xương sẽ tái lập không chỉ ở thành xương mà còn xảy ra ở mào xương, giúp duy trì chiều cao xương ổ. (Fig. 51-6) (Polson et al. 1976a). Tuy nhiên, hiện nay, nếu sang thương mô mềm liên quan mảng bám nếu không được điều trị, hiện tượng tái sinh xương không phải lúc nào cũng xảy ra. (Fig. 51-7) (Polson et al. 1976b).
Hình 4(a) Tương quan tiếp xúc nhai giữa RCN HT và HD. Phục hồi sai trên RCN HT dẫn đến lực quá tải theo hướng ngang (mũi tên) dẫn đến ứng lực không mong muốn (vùng “nâu”) trong màng nha chu. Tiêu xương ổ xảy ra ở các vùng này. Hiện tượng mở rộng dây chằng nha chu và lung lay răng có thể phát hiện được. (b) Sau khi điều chỉnh khớp cắn, loại bỏ lực quá tải ngang. Kết quả là xương tăng sinh (“vùng đỏ”) và răng trở lại bình thường.
Trường hợp 2: R lung lay có chiều cao xương ổ giảm, dây chằng nha chu giãn rộng
Khi hàm răng có bệnh nha chu mức độ vừa hoặc nặng đã được điều trị ổn định, nướu răng hoàn toàn bình thường, nhưng chiều cao xương ổ giảm. Nếu một răng với chiều cao xương ổ giảm chịu một lực ngang quá tải (chấn thương khớp cắn), phản ứng viêm sẽ xảy ra ở vùng chịu lực ép đi kèm hiện tượng tiêu xương. Những biến đổi này tương tự như ở răng có chiều cao xương ổ bình thường: tiêu xương ổ, dây chằng nha chu giãn rộng và lung lay răng. Nếu loại bỏ lực quá tải, xương sẽ tái sinh ở mức trước khi chấn thương, dây chằng nha chu sẽ trở lại bình thường và răng sẽ ổn định.

Hình 5: Nếu một răng với chiều cao xương ổ giảm tiếp xúc lực quá tải theo chiều ngang (a) màng nhau chu sẽ rộng ra (vùng nâu) và dẫn đến lung lay răng (mũi tên) (b) Sauk hi loại bỏ lực quá tải, xương sẽ tái sinh và răng sẽ ổn định.
Kết luận cho trường hợp 1 và 2:
Đìều chỉnh khớp cắn là giải pháp hiệu quả khi răng lung lay do dây chằng nha chu giãn rộng.
Trường hợp 3: R lung lay do giảm chiều cao xương ổ và dây chằng nha chu bình thường
Răng lung lay do giảm chiều cao xương ổ và không có sự giãn rộng dây chằng nha chu thì không thể điều trị bằng điều chỉnh khớp cắn. Ở răng với dây chằng nha chu bình thường thì không có hiện tượng đắp xương vách xương ổ.
Nếu lung lay răng không ảnh hưởng đến chức năng nhai hoặc bệnh nhân không cảm thấy khó chịu thì không cần điều trị. Tuy nhiên nếu răng lung lay làm bệnh nhân khó chịu thì chỉ có thể giải quyết bằng cách nẹp các răng lung lay đó với nhau và với các răng khác bằng một nẹp cố định.
Ví dụ: Trường hợp A, bệnh nhân nam 64 tuổi
Tình trạng nha chu của bệnh nhân bao gồm độ sâu túi, sang thương vùng chẽ và mức độ lung lay răng được mô tả ở sơ đồ nha chu và phim X quang lần khám đầu tiên (hình 6). Bệnh nhân chu của bệnh nhân nặng đến mức chỉ còn xương 1/3 chóp các răng. Phần bàn luận sau đề cập đến điều trị hàm răng trên của bệnh nhân. Trong kế hoạch điều trị ca này, đầu tiên là chỉ định nhổ răng 14 và 24 do sang thương nha chu nặng quá và sang thương vùng chẽ độ III. R17, 27 cũng có chỉ định nhổ với lý do tương tự. Răng 16, 26 cũng ở tình trạng nặng với mất xương tiến triển và sang thương vùng chẽ sâu. Kế hoạch hợp lý nhất bao gồm điều trị nha chu và điều trị bổ trợ các răng sau: 15, 25, 13, 12,11, 21, 22, 23. Răng 14 và 24 cần thay thế vì lý do chức năng và thẩm mỹ. Vấn đề là sẽ thực hiện 2 cầu răng riêng rẽ hai bên (cầu 13 – 15 và 23 – 25) hay phải làm cầu nẹp tất cả cac răng từ răng 15 đến 25 lại với nhau.


Hình 6: Sơ đồ nha chu và phim X quang
Trên phim X quang, có thể thấy nguyên nhân lung lay răng hàm trên ở bệnh nhân này là do giảm chiều cao xương ổ, không liên quan đến chiều rộng dây chằng nha chu. Điều này có nghĩa là lung lay răng này nên được xem là lung lay sinh lý, và như vậy nhu cầu điều trị chỉ đặt ra nếu cản trở chức năng nhai hay dịch chuyển vị trí các răng trước. Bệnh nhân này không có bất kỳ vấn đề chức năng nào do các răng lung lay gây ra. Do đó, không có lý do để làm phục hình liên kết tất cả các răng lại với nhau để giảm lung lay răng.
Kế hoạch điều trị cho trường hợp này là điều trị nha chu và thực hiện hai cầu tạm riêng rẽ (13 – 15 và 23 – 25, 26). Cầu tạm được sử dụng trong 6 tháng. Trong 6 tháng này, kiểm soát khớp cắn cẩn thận ở cầu tạm và các răng trước. Sau 6 tháng, không thấy gia tăng độ lung lay, răng cửa bên và răng cửa giữa vẫn giữ nguyên vị trí không thay đổi, tiến hành làm cầu răng vĩnh viễn hai bên.
Hình 7: Kết quả sau 10 năm
Hình 7 là kết quả sau 10 năm điều trị. Vị trí các răng cửa và cầu răng vẫn không thay đổi, và không có mất mô nâng đỡ trong suốt 10 năm theo dõi, kể cả răng trụ cầu răng.
Kết luận trường hợp III
Răng lung lay (hay cầu răng lung lay) do giảm chiều cao xương ổ có thể chấp nhận và không cần nẹp răng, nếu như khớp cắn ổn định (không có hiện tượng dịch chuyển răng hay tăng độ lung lay) và tình trạng răng lung lay không ảnh hưởng chức năng nhai và không gây khó chịu. Như vậy, nẹp răng chỉ chỉ định khi các răng lung lay ảnh hưởng chức năng nhai và không gây khó chịu cho bệnh nhân.
(Còn tiếp...)
BSXUANLT / Theo Diễn đàn Nha Sĩ Sài Gòn
Không có nhận xét nào